Noticias de Corea del Sur

Imprimir Cerrar

Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Phục Sinh năm 2016

  • País | Hàn Quốc
  • Fecha | Marzo 22, 2016
Hội Thánh của Đức Chúa Trời mong nguyện cứu rỗi người thế giới và đang tổ chức vận động truyền đạo 7 tỷ, giữ 3 kỳ 7 lễ trọng thể mà Đức Chúa Trời chế định vì sự cứu rỗi của nhân loại. Bước vào năm 2016, Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Vượt Qua - lễ trọng thể hàng năm thứ nhất được tổ chức nhất loạt tại 2.500 Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên 175 quốc gia vào chiều tối ngày 22 tháng 3 (ngày 14 tháng 1 thánh lịch). Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Bánh Không Men được tổ chức vào ngày hôm sau, còn Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Phục Sinh được tổ chức vào ngày 27.


ⓒ 2016 WATV
Quyền thế của con cái trên trời được ban cho thông qua thịt và huyết của Đấng Christ _ Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Vượt Qua

Lễ Vượt Qua là ngày Đức Chúa Jêsus hứa ban cho sự tha tội bởi bánh và rượu nho biểu tượng thịt và huyết Ngài và giải phóng nhân loại khỏi ách của tội lỗi và sự chết. Trong Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Vượt Qua được chấp hành tại Đền thánh Giêrusalem Mới, Pangyo, Mẹ dâng cầu nguyện cảm tạ lên Cha - Đấng ban Lễ Vượt Qua nhằm hồi phục sự sống đời đời và Thiên Đàng cho các tội nhân trên trời, rồi cầu khẩn để hết thảy mọi con cái giữ Lễ Vượt Qua vâng theo ý muốn của Ngài đã phán rằng “Hãy yêu kẻ lân cận như mình.” và thực tiễn tình yêu thương chân thật cứu rỗi linh hồn bị chết dần.

ⓒ 2016 WATV
Lễ Vượt Qua được chấp hành theo thứ tự nghi thức rửa chân và lễ tiệc thánh. Đó là theo lịch sử Cựu Ước mà các thầy tế lễ đã rửa tay và chân ở trong thùng nước hầu cho khỏi chết trước khi đi vào trong hội mạc, và theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus - Đấng làm ứng nghiệm lời tiên tri của Cựu Ước vào thời đại Tân Ước. Trước lễ tiệc thánh, Mẹ đích thân rửa chân của các con cái. Theo tấm gương ấy, các thánh đồ cử hành nghi thức rửa chân và tham gia lễ tiệc thánh.

Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đánh thức tầm quan trọng của Lễ Vượt Qua rằng “Giống như chúng ta có thể trở thành con cái khi nhận thịt và huyết của cha mẹ, những người dự phần vào bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua tượng trưng cho thịt và huyết của Đấng Christ mới có thể trở thành con cái của Đức Chúa Trời, và có thể gọi Đức Chúa Trời là Cha Mẹ.” Mục sư Kim Joo Cheol nhấn mạnh một lần nữa rằng điều hết sức cần thiết trong việc nhân loại đang ở dưới xiềng xích của tội lỗi và sự chết tìm lại sự sống đời đời, chính là Lễ Vượt Qua. Mục sư mong nguyện phước lành sung mãn trên gia đình của các thánh đồ khắp thế giới giữ Lễ Vượt Qua bởi niềm vui trong khi tán dương ân điển của Đức Chúa Trời. (Rôma 8:16-18, Giăng 6:53-57, Mathiơ 26:17-28, II Côrinhtô 6:17-18, I Côrinhtô 10:16-17, Lêvi Ký 23:4-5).

Vào ban đêm ngày này mà Đức Chúa Jêsus hứa ban sự tha tội cho các môn đồ cách đây 2000 năm trước, các thánh đồ dâng cảm tạ sâu sắc tới tình yêu thương của Đức Chúa Trời - Đấng ban cho sự cứu rỗi cách nhưng không, và tham gia lễ tiệc thánh một cách chí thánh.


ⓒ 2016 WATV

Ân điển của Đức Chúa Trời thắng lợi ngay cả đớn đau của sự chết để cứu rỗi tội nhân _ Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Bánh Không Men

Vào ngày hôm sau Lễ Vượt Qua, là ngày 23 tháng 3 (ngày 15 tháng 1 thánh lịch), các thánh đồ trong và ngoài Hàn Quốc tham dự Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Bánh Không Men. Lễ Bánh Không Men là ngày ghi nhớ sự đau khổ của Đấng Christ bị hy sinh trên thập tự giá để tha thứ tội lỗi của nhân loại. Theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh chép rằng “Tới kỳ Chàng Rể phải đem đi khỏi họ, trong ngày đó họ sẽ kiêng ăn.” (Mác 2:20), các thánh đồ tham gia nỗi đau của Đức Chúa Jêsus bằng cách kiêng ăn.

Mẹ dâng cảm tạ lên ân điển của Cha - Đấng không ngần ngại nỗi đau cực độ bởi nguyện vọng cứu rỗi con cái, rồi mong muốn rằng các thánh đồ hối cải ăn năn để sanh lại mới và sống cuộc sống dâng niềm vui lên Đức Chúa Trời.

Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol nhắc lại đau khổ của Đức Chúa Jêsus thông qua ghi chép của Kinh Thánh, và giảng đạo về thái độ đức tin mà các thánh đồ - những người nhận sự tha tội phải có.

Sau khi giữ Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus bị những người Giuđa bắt đi, chịu đựng miệt thị không thể nói ra được như bị các quân lính La Mã chế giễu, bị đánh roi v.v... cho đến khi bị đóng đinh trên thập tự giá và hy sinh. Mục sư Kim Joo Cheol nói rằng “Đức Chúa Jêsus đã thắng lợi mọi nỗi đau chỉ vì sự cứu rỗi của chúng ta. Dầu gặp phải khó khăn trên đường đức tin, thì chúng ta hãy gánh vác thập tự giá của mình và giữ vững đức tin trong khi nhớ rằng Đức Chúa Trời đã chịu đựng nỗi đau lớn hơn chúng ta.” Tiếp theo, mục sư đề cập đến các sứ đồ ghi khắc tình yêu thương của Đấng Christ trong người và rao truyền Tin Lành ngay cả trong sự bắt bớ và hủy báng, rồi giục rằng “Giống như những người bất chấp đớn đau và hiến thân để cứu rỗi linh hồn, chúng ta hãy hết lòng, hết ý trong việc truyền đạo 7 tỷ mà Đức Chúa Trời đã giao cho chúng ta.” (Mathiơ 26:56-75, Philíp 1:29-30, I Têsalônica 2:2-4, Luca 14:27, Galati 2:20, Rôma 8:16-39).

Sau lễ thờ phượng, Mẹ khích lệ các con cái ghi nhớ hy sinh của Đức Chúa Trời bằng cách kiêng ăn. Mẹ dặn dò rằng “Hãy nhận biết đúng đắn lý do vì sao Đức Chúa Trời phải hy sinh lớn lao, và hãy dẫn dắt nhiều người vào con đường hối cải.” Các thánh đồ suy ngẫm lại hy sinh của Đức Chúa Trời - Đấng đi trên con đường khổ nạn kể cả vào 2000 năm trước, kể cả vào bây giờ, và quyết tâm gắng sức thêm nữa vì Tin Lành.

ⓒ 2016 WATV

Sự trông cậy của phục sinh và Thiên Đàng mà gia đình làng địa cầu chia sẻ nhau _ Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Phục Sinh

Ngày hôm sau ngày Sabát đầu tiên sau khi giữ Lễ Bánh Không Men (ngày 27 tháng 3), Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên toàn thế giới cất tiếng tán dương Đức Chúa Trời - Đấng ban cho sự trông cậy của phục sinh và Thiên Đàng. Vào ngày này 2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus - Đấng bị hy sinh trên thập tự giá, được phục sinh sau 3 ngày bị chôn, và ban sự trông cậy của phục sinh cho nhân loại.

Mẹ đánh thức ân điển của Đức Chúa Trời đập vỡ quyền thế của sự chết, rồi sống lại để ban sự trông cậy của phục sinh và biến hóa. Tiếp theo, Mẹ khích lệ những người giữ đức tin và gắng sức truyền bá Tin Lành tại vị trí của mỗi người, rằng “Vì Nước Thiên Đàng đang chờ đợi, là nơi có thể hưởng tận sự sống đời đời và phước lành mà không có nỗi buồn hoặc đau đớn, nên hãy luôn gắng sức lên dầu có sự khó khăn.”

Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol nhắc đến lịch sử của Hội Thánh Sơ Khai rao truyền Tin Lành sau khi Đức Chúa Jêsus sống lại với lòng tin chắc về sự cứu rỗi và phục sinh, rồi mục sư giải thích về ý nghĩa của Lễ Phục Sinh, và nói rằng “Đức tin dạn dĩ của các thánh đồ vào lúc đó phải sống lại trong tấm lòng của chúng ta.” Hơn nữa, mục sư nói mạnh mẽ rằng “Vì nhân loại, những người không thể tránh khỏi sự chết lúc cuối cuộc đời, đang mong chờ tin tức của sự sống đời đời và phục sinh, nên chúng ta càng có thể thay đổi tương lai của 7 tỷ nhân loại bằng nỗ lực của chúng ta. Hãy sở hữu đức tin tuyệt đối rằng Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta, và hãy rao truyền về phước lành của phục sinh và Thiên Đàng, dầu họ nghe, dầu chẳng khứng nghe, bất luận gặp thời hay không gặp thời.” (I Côrinhtô 15:20-58, Giăng 20:1-18, I Têsalônica 4:13-18, Luca 24:13-34, Mathiơ 28:18-20, Dân Số Ký 14:3-9).

Kết thúc lễ thờ phượng, ghi nhớ lịch sử vào ngày Đức Chúa Jêsus sống lại, Ngài hiện ra trước mặt hai môn đồ đi đến Emmaút, mở mắt linh hồn cho họ bằng cách bẻ bánh, các thánh đồ cùng nhau chia sẻ bánh theo luật lệ Lễ Phục Sinh. Họ còn truyền cho gia đình, họ hàng bánh Lễ Phục Sinh và sự trông cậy của phục sinh.

Làng Sertung, Nepal trên dãy Himalayas; Dalandzadgad, Mông Cổ trên sa mạc hoang vắng; quốc đảo Fiji và Tonga ở Nam Thái Bình Dương... Không chỉ ở thủ đô và thành phố của các nước trên thế giới, mà còn ở các thành phố nhỏ và làng xa xôi, Lễ Vượt Qua cũng được cử hành. Cảm nhận tốc độ phát triển Tin Lành được truyền bá nhanh chóng vượt qua bức tường của văn hóa và ngôn ngữ, các thánh đồ ngạc nhiên và cho biết ước vọng to lớn.

“Sự sống đời đời được hứa thông qua Lễ Vượt Qua, tình yêu thương cùng sự hy sinh của Đức Chúa Trời được đánh thức thông qua Lễ Bánh Không Men, sự trông cậy của phục sinh mà Ngài đã ban cho thông qua Lễ Phục Sinh, đều là phước lành mà ai cũng thiết cần. Giống như Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta cách nhưng không, chúng tôi cũng sẽ hết lòng, hết ý trong việc chia sẻ cho gia đình, họ hàng, và hết thảy mọi người sẽ gặp gỡ.”

Các thánh đồ trên thế giới giữ lễ trọng thể giao ước mới theo ghi chép của Kinh Thánh, mong nguyện rằng theo như lời tiên tri của Kinh Thánh, Tin Lành giao ước mới nhanh chóng được truyền bá tới hết thảy mọi dân tộc, nhờ đó được cùng với 7 tỷ nhân loại tận hưởng chúc phước của Đức Chúa Trời.